các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín nhất hiện nay - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín nhất hiện nay
các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín nhất hiện nay
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

PCTU - Mười loại thuốc giảm đau thời cổ xưa

PCTU - Mười loại thuốc giảm đau thời cổ xưa

Trước đầu thế kỷ 20, phần lớn bệnh nhân không phải chịu đựng các cơn đau do phẫu thuật hoặc do nhổ răng. Tổ tiên ngày xưa của chúng ta khá sáng tạo trong y học, mặc dù chúng ta không biết chính xác cách họ đã có được kiến ​​thức y học như thế nào, nhưng họ đã tận dụng rất tốt các chất tự nhiên để giúp bệnh nhân giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa cơn đau.

10. Opium/ Thuốc phiện

cx1

Từ khoảng năm 3400 TCN, cây anh túc đã được trồng ở vùng hạ lưu Mesopotamia (Mesopotamia còn được gọi là Lưỡng Hà, là vùng đồng bằng nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates thuộc Tây Á, ngày nay là miền nam của Iraq). Người Sumer cổ xưa gọi cây anh túc là Hul Gil ("cây vui vẻ"), cho thấy những đặc tính kích thích hưng phấn và gây phê của nó. Các kiến ​​thức liên quan đến việc trồng cây anh túc và chiết xuất của cây này làm gây nghiện nặng, được truyền từ người Sumer đến người Assyria và sang người Ai Cập. Vào khoảng năm 1300 TCN, người Ai Cập cổ đại đã trồng cây anh túc.

Thương mại thuốc phiện phát triển mạnh dưới thời cai trị của vua pharaohs Thutmose IV, Akhenaton và Tutankhamen. Năm 330 TCN, Vua Alexander mang thuốc phiện cho người Ba Tư và người da đỏ. Bắt đầu khoảng năm 1300, việc sử dụng thuốc phiện đã bị bãi bỏ khắp Châu Âu, nhưng đến năm 1527, nó lại được dùng làm thuốc.

Thuốc phiện là một loại thuốc gây mê có lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng cho các mục đích xấu khác như: giải trí, buôn lậu ma túy và các hình thức kinh doanh phạm pháp khác. Cho đến nay, việc sử dụng thuốc phiện cho mục đích tốt hay xấu, đều phụ thuộc vào cách sử dụng của chúng ta.

9. Henbane/ Cây kỳ nham

cx2

Giống như một số loại hoa và thảo mộc khác được sử dụng cho mục đích y học, thì loài Hyoscyamus niger (cây Thiên Tiên Tử) được biết đến như một loài henbane (cây Kỳ nham) có thể tác động đến tâm thần. Loại cây này được dùng làm thuốc gây mê từ thời cổ xưa. Giống như các loài Hyoscyamus khác, henbane chứa atropine (chất được tìm thấy trong cây thảo mộc dùng làm thuốc giãn cơ) và scopolamine (chất alkaloid dùng để ngăn ngừa nôn mửa, làm dịu cơ thể hoặc giúp ngủ tốt). Henbane có tác dụng giảm đau vào thế kỷ thứ nhất kể từ khi Chúa Giê-su ra đời.

Thời cổ xưa tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, henbane được gọi là beng hay benc. Là loại thuốc viên hoặc hun khói, nó giúp giảm đau răng, đau tai, và các bệnh khác. Henbane còn là phương thuốc chữa đau răng, xông họng. Sau khi bệnh nhân rửa miệng bằng nước ấm, hạt henbane đặc biệt giàu atropine và scopolamine được rắc lên than nóng. Khói hòa vào miệng, làm giảm đau nhức răng.

8. Acupuncture/ Châm cứu

cx3

Vào khoảng năm 100 TCN, “Y học cổ xưa của Hoàng gia” là văn bản đầu tiên về châm cứu được đưa ra như "một hệ thống chẩn đoán và điều trị có tổ chức". Tài liệu y học cổ xưa này dựa trên những truyền thống hàng thế kỷ gắn với triết lý Đạo giáo. Nó đề cập tới các kinh sinh lực (kinh tuyến), một khái niệm quan trọng để điều trị các triệu chứng bệnh khác nhau, bằng cách châm kim vào các vị trí chính xác liên quan đến các kinh sinh lực này.

Thực tiễn, việc châm cứu đã rơi vào tình trạng bị thất sủng vào thế kỷ 17 và bị cấm vào năm 1929. Nó được quan tâm hơn vào năm 1949 và được xem là một trong những lựa chọn chữa bệnh bên cạnh y học. Mặc dù hiệu quả của việc châm cứu ít được các nghiên cứu lâm sàng hỗ trợ trong điều trị đau đớn hoặc các điều kiện khác, nhưng nó đã lan sang cả Nhật Bản, khắp châu Âu và Hoa Kỳ.


Theo lý thuyết, một loạt các cây kim được châm vào hàng trăm điểm trên khắp cơ thể, để cân bằng dòng chảy âm dương thông qua các kinh lạc của cơ thể. Các nhà phê bình châm cứu cho rằng, hiệu quả của việc châm cứu như một loại thuốc gây mê, và là một tác nhân để điều trị các trường hợp khác chủ yếu là do triệu chứng giả dược. Tuy nhiên, có thể một số điểm châm cứu là "những điểm kích hoạt phản ứng sinh lý trong cơ thể".

7. Mandragora/ Cây khoai ma

cx5

Một trong những loại thuốc gây mê đầu tiên là Mandragora. Bác sĩ người Hy Lạp Dioscorides (những năm 40-90 kể từ khi Chúa Giê-su ra đời) đã viết trường hợp gây mê này vào thế kỷ thứ nhất khi nói về rượu Mandragora. Rượu Mandragora được làm từ cây mandrake (là một loài cây độc có quả vàng), gây ra một giấc ngủ sâu giúp các bệnh nhân vượt qua các cuộc phẫu thuật. Bác sĩ Dioscorides mô tả giấc ngủ do rượu Mandragora gây ra như là "sự gây mê".

Vào thế kỷ thứ 13 ở Ý, Bác sĩ phẫu thuật Ugo Borgognoni (hay còn gọi là Hugh of Lucca) đã giới thiệu việc sử dụng "miếng bọt biển" để gây ngủ. "Một miếng bọt biển được ngâm trong dung dịch hòa tan của thuốc phiện, Mandragora, nước ép trái cây và các chất khác đã được sấy khô và bảo quản trước đó." Sau khi bị ướt, miếng bọt biển được giữ trên mũi của bệnh nhân cho đến khi khí của miếng bọt biển làm cho bệnh nhân mất ý thức.

6. Datura/ Cây cà độc dược

cx6

Mặc dù cây Datura (hay còn gọi là Thorn apple hoặc Jimsonweed) có nguồn gốc từ cây trồng có độc tố, nhưng nó là một loại thuốc giảm đau và giúp ngủ tốt phổ biến từ thời cổ xưa. Nó từng được đề cập trong các tài liệu y khoa cổ đại như Dioscorides (40-90 AD), Theophrastus (370-285 TCN), Celsus (37 AD) và Pliny the Elder (23-79 AD).

Thuốc Datura vẫn có một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Ví dụ: 3,411g thuốc Drachma uống cùng rượu có thể gây ảo giác, nếu tăng liều gấp đôi có thể phát điên trong 3 ngày. Số liều lớn hơn có thể gây ra phát điên hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù thuốc Datura giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình phẫu thuật từ thời cổ xưa, nhưng nó cũng dẫn đến tử vong nếu không được sử dụng đúng cách. Vì lý do này, Datura đã được mang một tên phổ biến khác là "Quả táo của quỷ".

5. Ethylene

cx7

Tại quảng trường Delphi nước Hy Lạp, nữ tiên tri Pythian thờ thần Apollo đã từng thốt lên những lời tiên tri sau khi hít phải các loại khí từ vết nứt dưới chân đền thờ của thần mặt trời. Loại khí này là ethylene - một loại thuốc mê dạng khí. Năm 1930, ethylene được ca ngợi như là thuốc gây mê toàn thân thế hệ mới. Nó thay thế cho chloroform (chloroform là mối nguy hiểm gây tử vong đột ngột), và ete (ete dễ gây nôn ói và buồn nôn sau phẫu thuật). Theo bác sĩ phẫu thuật, người đã sử dụng ethylene trong 800 ca phẫu thuật cho biết, ethylene làm cho bệnh nhân bất tỉnh trong "3 đến 8 phút … nhưng không gây phấn khích hay cảm giác nghẹt thở”. Bệnh nhân hồi phục từ tác dụng của ethylene cũng rất nhanh chóng sau khi mặt nạ gây mê được gỡ bỏ.

Việc sử dụng ethylene cũng có nhiều lợi ích khác. Vì ethylene "ít độc hơn cho hệ thần kinh hoặc các tế bào cơ thể", nó cũng không phát sinh chứng nhức đầu, không gây kích ứng phổi, không ảnh hưởng bất lợi đến huyết áp, hoặc không làm chảy máu quá nhiều hoặc đổ mồ hôi sau khi phẫu thuật. Ethylene cũng sản sinh ra ít axit hơn (mô axit hoặc chất dịch cơ thể) và hiếm khi phát sinh đau do bản thân ethylene gây ra. Tuy nhiên, ethylene vẫn có một số nhược điểm như có mùi hôi khó chịu. Nguy hiểm hơn, nó có thể gây nổ, nên nó đã bị cấm sử dụng với các dụng cụ nóng như sự hiện diện của ngọn lửa và phẫu thuật trong phòng tia X, nhưng ethylene có thể được sử dụng cho bất kỳ thủ tục phẫu thuật khác. Nữ tiên tri Pythian thờ thần Apollo đã đồng ý với đánh giá của bác sĩ phẫu thuật về ethylene - thuốc gây mê dạng khí này.

4. Cần sa

cx8

Năm 2900 TCN, Hoàng đế Trung Quốc Fu quan sát thấy cần sa là một loại thuốc giảm đau. Cây thảo mộc là một trong số các loài dược phẩm của Trung Quốc từ thế kỷ 15 TCN, về cơ bản cần sa như là một bách khoa toàn thư về ma túy. Việc sử dụng cần sa để giảm đau lan rộng từ Trung Quốc đến các khu vực khác trên thế giới.


Khoảng năm 1000 TCN, người Ấn Độ bắt đầu pha trộn cần sa với sữa để tạo ra một loại thuốc giảm đau được gọi là Bhang. Tiếp theo đó, cần sa được sử dụng để giúp giảm đau tai, sưng, và viêm. Vào năm 200 AD, Hua To - một bác sĩ người Trung Quốc đã chuẩn bị gây mê bệnh nhân bằng cách trộn cần sa với nhựa cây và rượu vang, giúp phẫu thuật bụng, thắt lưng và ngực hầu như không đau. Năm 800 AD, các bác sĩ nước Ả Rập đã sử dụng cần sa để giúp bệnh nhân giảm đau nửa đầu.

3.Cây Diên hồ sách

cx9

Theo y học cổ truyền của người Trung Hoa, những cây và củ Corydalis được đun sôi trong dấm, dùng để giảm đau đầu và đau lưng. Là một thành viên của gia đình cây anh túc, cây Corydalis phát triển chủ yếu ở miền Trung Trung Quốc.

Theo các nhà khoa học hiện đại, Corydalis là một loại thuốc giảm đau hiệu quả vì nó chứa dehydrocorybulbine (DHCB), một hợp chất giảm đau tự nhiên. Ông Olivier Civelli - nhà Dược học tại Đại học UC Irvine, bang California tại Mỹ cho biết: "Thuốc này đã trở lại từ hàng nghìn năm, và nó vẫn còn nguyên vẹn tác dụng của nó”.

Theo các bác sĩ Đông y Trung Quốc, cây Corydalis có tác dụng giảm đau vì nó có tác dụng cải thiện sinh lực. Còn theo nghiên cứu hiện đại, DHCB có cơ chế hoạt hóa như morphine. Tuy nhiên, DHCB tác động lên thụ thể liên kết dopamine chứ không phải là thụ thể morphine. Ngoài ra, không giống như morphine, DHCB không gây nghiện. Một nhà máy được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc có thể cung cấp những cách mới để làm giảm đau ở bệnh nhân hiện đại. Các nhà khoa học tin rằng DHCB được sản xuất từ ​​củ của Corydalis có thể trở thành thuốc giảm đau trong tương lai.

2. Nén động mạch cảnh

cx10


Một trong những cách giảm đau là làm cho bệnh nhân bất tỉnh. Các bác sĩ thời cổ xưa đôi khi bóp các động mạch cảnh ở cổ của bệnh nhân để làm giảm hoặc làm tắt lưu lượng máu từ tim tới não.

Aristotle đã viết về hiệu quả của sự nén động mạch cảnh gây bất tỉnh: "Nếu những mạch máu này được ép bên ngoài cổ nam giới, mặc dù không thực sự bị nghẹt thở, nhưng người nam giới sẽ trở nên vô cảm và bị ngã xuống đất". Rufus của Ephesus (năm 100 SCN) tuyên bố rằng các động mạch cổ còn gọi là động mạch cảnh vì ép mạch máu này tạo ra sự mê hay ngủ.

Một tác phẩm điêu khắc ở phía nam Parthenon ở Athens cho thấy một chiến binh kỵ mã nén động mạch cảnh trái của một chiến binh Lapith. Điều này cũng chỉ ra rằng người Hy Lạp cổ xưa đã nhận thức được hiệu quả của kỹ thuật này trong việc làm cho một cá nhân bất tỉnh. Việc sử dụng trong chiến tranh đôi khi cũng được sử dụng trong y học.

1. Vỏ cây liễu

cx11

Trong nhiều thế kỷ, vỏ cây liễu đã được con người sử dụng như một phương thuốc chống viêm và giúp giảm đau. Đặc biệt, những cây liễu trắng phát triển dọc theo bờ sông Nile là nguồn cung cấp dược liệu vô tận chữa bệnh cho con người.

Ebers Papyrus, một tập hợp các văn y từ năm 1500 TCN, mô tả việc sử dụng vỏ cây liễu như một loại thuốc giảm đau. Người Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại cũng sử dụng vỏ cây liễu cho mục đích này. Bác sĩ phẫu thuật Dioscorides ghi nhận tác dụng mạnh của dược liệu này trong việc giúp giảm đau. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, vỏ cây liễu là loại thuốc giảm đau hiệu quả vì chứa salicin, "một chất tương tự như aspirin". Các nghiên cứu cũng cho thấy, kể cả với liều lượng thấp, vỏ cây liễu có hiệu quả giảm đau hơn so với aspirin. Do tính hiệu quả của dược liệu này, nên phương pháp điều trị này hàng thế kỷ vẫn được sử dụng để giảm đau do đau đầu, đau lưng, và viêm xương khớp.

Nguồn:

Lược dịch: Bs.Nguyễn Hữu Tùng & cộng sự