The Gut and the Brain - Ruột Và Não Bộ
The enteric nervous system that regulates our gut is often called the body’s “second brain.” Although it can’t compose poetry or solve equations, this extensive network uses the same chemicals and cells as the brain to help us digest and to alert the brain when something is amiss. Gut and brain are in constant communication.
Hệ thần kinh ruột non điều chỉnh ruột của chúng ta thường được gọi là "bộ não thứ hai" của cơ thể. Mặc dù hệ thần kinh ruột non này không thể sáng tác thơ hay giải phương trình, nhưng mạng lưới rộng lớn của hệ thần kinh ruột non này sử dụng các hóa chất và các tế bào giống như não bộ, để giúp chúng ta tiêu hóa và cảnh báo não khi ruột có điều gì đó không ổn. Ruột và não liên hệ mật thiết với nhau.
“There is immense crosstalk between these two large nerve centers,” says Braden Kuo, MD, MMSc ’04, co-executive director of the Center for Neurointestinal Health at Massachusetts General Hospital (MGH) and assistant professor of medicine at Harvard Medical School. “This crosstalk affects how we feel and perceive gastrointestinal (GI) symptoms and impacts our quality of life.”
Tiến sĩ Braden Kuo - đồng Giám đốc Điều hành của Trung tâm Sức khỏe Thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Mỹ và Trợ lý Giáo sư Y khoa của Trường Y khoa Harvard cho biết: "Có rất nhiều nhiễu xuyên âm giữa hai trung tâm thần kinh lớn này”. "Sự nhiễu xuyên âm này ảnh hưởng đến cảm giác của chúng ta, làm chúng ta nhận thấy các triệu chứng dạ dày ruột, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta."
Normally, when we see something tasty, the brain signals the gut to prepare for incoming food. When we feel anxious or stressed, we might experience these as abdominal pain, diarrhea, nausea, or “butterflies.” Messages travel from gut to brain, too. This helps explain why, when we eat something that makes us sick, we instinctively avoid the food and even the place we found it.
Thông thường, khi chúng ta nhận thấy thứ gì đó ngon miệng, thì lúc này não bộ sẽ báo hiệu cho ruột, để ruột chuẩn bị đón thức ăn đến. Khi chúng ta cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng, chúng ta có thể gặp những điều này như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, hoặc "sự hồi hộp". Thì những thông điệp cũng đi từ ruột đến não. Điều này giúp giải thích tại sao, khi chúng ta ăn thứ gì đó khiến chúng ta bị bệnh, chúng ta sẽ tự nhiên tránh ăn nó dù chúng ta nhìn thấy nó.
These everyday activities can go awry when gut nerves are damaged or malfunction. The Center for Neurointestinal Health treats patients with life-altering conditions such as chronic constipation, extreme bloating, and irritable bowel syndrome (IBS). Center physician-scientists also contribute to the exciting basic, clinical, and translational research happening across HMS to understand the gut-brain connection.
Những hoạt động thường ngày này có thể không ổn khi dây thần kinh ruột bị tổn thương hoặc trục trặc. Trung tâm Sức khỏe Thần kinh điều trị bệnh nhân có các điều kiện thay đổi cuộc sống như táo bón mãn tính, nôn mửa và hội chứng ruột kích thích (IBS - Irritable Bowel Syndrome – Hội chứng ruột kích thích). Bác sĩ – Các nhà khoa học của trung tâm cũng đóng góp những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu chuyển đổi tại Trường Y khoa Harvard để hiểu mối liên hệ giữa ruột và não bộ.
For example, Kuo and colleagues are measuring brain activity in patients with chronic nausea using functional MRI, which detects blood-flow changes. Their discovery that nausea and pain involve similar nerve centers has prompted new treatment plans for certain patients, potentially improving their quality of life.
Ví dụ, Tiến sĩ Braden Kuo và các đồng nghiệp đang đo hoạt động não bộ ở bệnh nhân bị buồn nôn mãn tính bằng MRI chức năng, phát hiện sự thay đổi dòng máu. Phát hiện này giúp họ khám phá ra rằng: sự buồn nôn và các cơn đau liên quan đến các trung tâm thần kinh tương tự đã nhắc kế hoạch điều trị mới cho bệnh nhân nhất định, có khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Center researchers are also investigating how the trillions of bacteria in the gut (the gut microbiome) interact with the enteric nervous system (a component of the autonomic nervous system) and ultimately with the central nervous system, notes center co-leader Allan M. Goldstein, MD ’93, Marshall K. Bartlett Professor of Surgery at HMS and chief of pediatric surgery at MGH. “Increasing evidence is showing that bacteria in the gut, and the byproducts they produce, affect mood, cognition, and behavior.”
Các nhà nghiên cứu của trung tâm cũng đang nghiên cứu: làm sao hàng tỷ tỷ vi khuẩn trong ruột (vi khuẩn đường ruột) lại tương tác với hệ thần kinh ruột (một thành phần của hệ thống thần kinh sinh thực) và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương, những ghi chú đồng lãnh đạo của trung tâm này là Tiến sĩ Allan M. Goldstein, Marshall K. Bartlett - Giáo sư phẫu thuật tại Trường Y khoa Harvard và trưởng khoa phẫu thuật nhi khoa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết: "Nhiều bằng chứng cho thấy rằng vi khuẩn trong ruột và các sản phẩm phụ do chúng tạo ra, ảnh hưởng đến tâm trạng, nhận thức và hành vi của con người."
HMS Instructor in Medicine Kyle Staller, MD ’09, MPH ’15, is studying how abnormal body image and eating disorders in adolescents influence the likelihood of developing IBS and other GI problems in adulthood. These patients, he says, typically perceive normal digestion sensations, like the gut’s expansion with food and stool, as abnormal and may seek a doctor’s help for bloating.
Giảng viên Trường Y khoa Harvard đang nghiên cứu hình ảnh cơ thể bất thường và rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên ảnh hưởng đến khả năng phát triển IBS và các vấn đề về dạ dày ruột khác ở tuổi trưởng thành. Ông nói, những bệnh nhân này thường nhận thấy những cảm giác tiêu hóa bình thường, như sự giãn nở của ruột với thức ăn và phân, khi bất thường họ nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Kuo has also co-led a pilot study that found the “relaxation response,” a state of deep rest induced by practices such as meditation and yoga, helped relieve symptoms in some patients with IBS and inflammatory bowel disease.
Tiến sĩ Braden Kuo cũng đồng thời dẫn đầu một nghiên cứu thí điểm cho thấy "phản ứng thư giãn", một trạng thái nghỉ ngơi sâu của các hoạt động như thiền và yoga giúp làm giảm triệu chứng ở một số bệnh nhân bị IBS và bệnh viêm ruột.
With the brain and gut so intertwined, it makes sense for clinicians treating gastrointestinal disorders to include cognitive approaches such as talk therapy, hypnosis, or relaxation response in their recommendations, and for clinicians treating cognitive symptoms to consider what’s happening in the patient’s gut.
Khi não bộ và ruột kết hợp với nhau, điều này có ý nghĩa đối với các nhà lâm sàng điều trị rối loạn dạ dày ruột bao gồm các cách tiếp cận nhận thức như: nói chuyện trị liệu, thôi miên, hay phản ứng thư giãn trong các khuyến cáo của họ và cho các bác sĩ lâm sàng điều trị các triệu chứng nhận thức để xem xét những gì đang xảy ra trong ruột của bệnh nhân.
Nguồn: //neuro.hms.harvard.edu
Lược dịch: Bs.Nguyễn Hữu Tùng & cộng sự