Bệnh suy thận giai đoạn cuối đang gia tăng ở Malaysia. Ước tính trên toàn quốc, số bệnh nhân suy thận sẽ tăng lên đến 10.208 vào năm 2020. Trên toàn cầu, có 2,6 triệu bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối đòi hỏi phải chạy thận vào năm 2010 và con số này ước tính sẽ tăng gần như gấp đôi vào năm 2030.
Suy thận giai đoạn cuối xảy ra khi cả hai thận trong cơ thể không thể hoạt động, tạo ra độc tố urê – urê được tạo ra từ thận vào nước tiểu tích tụ trong cơ thể, các chức năng khác của thận chẳng hạn như giữ muối và nước trong cơ thể cũng gặp vấn đề rắc rối. Khi điều này xảy ra, các bệnh nhân phải chạy thận để giữ tất cả các yếu tố này trong kiểm soát, nó có thể cực kỳ khó chịu và thậm chí có thể gây tử vong.
Trên toàn cầu, có 2,6 triệu bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận trong năm 2010 và con số này ước tính sẽ tăng gần như gấp đôi vào năm 2030
Cải thiện cuộc sống bệnh nhân
Chạy thận rất tốn thời gian, tiền bạc và không hề mang lại lợi ích cho bệnh nhân, hơn nữa người hiến thận ít ỏi, khiến nhiều bệnh nhân bị mắc kẹt trong tình trạng lở loét khi chạy thận hoặc phải đối mặt với cái chết do không lọc thận.
Vì vậy, các nhà khoa học tại Đại học California, San Francisco hiện đang nghiên cứu về thiết bị sinh học thận, giúp thực hiện hơn một phần chức năng của thận, giải phóng bệnh nhân khỏi vòng lọc thận.
Máy thẩm tách máu
Thiết bị sinh học thận bao gồm 2 phần:
Thiết bị sinh học này sẽ được cấy ghép vào cơ thể thông qua phẫu thuật tương tự như phẫu thuật thận, dưới gây tê tổng quát. Thiết bị này sẽ được kết nối với hệ thống lưu thông máu của cơ thể và sẽ lọc độc tố ra ngoài khi chất thải được đưa ra khỏi cơ thể qua bàng quang, giống như những gì quả thận làm.
Điều này thật tuyệt vời vì bệnh nhân sẽ không còn cần phải phụ thuộc vào
máy lọc thận và có thể ăn uống bình thường hơn.
Khi nào thiết bị này sẵn sàng?
Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng thiết bị này vào đầu năm 2018. Trong thời gian đó, họ sẽ xác định các thành phần của thiết bị có an toàn cho con người hay không. Đây là một trong nhiều bước để họ đạt được sự chấp thuận của FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) để theo kịp các thử nghiệm khác nhằm khẳng định hiệu quả, khả năng và sự an toàn của thiết bị sinh học thận.
Họ hy vọng sẽ đạt đến giai đoạn cuối của các thử nghiệm lâm sàng (giai đoạn trước khi đưa nó ra cộng đồng) vào năm 2020.
Nguồn hình ảnh: //pharm.ucsf.edu/kidney
Các xét nghiệm sơ bộ cho thấy thiết bị sinh học thận không gây ra sự thải ghép, vì thế bệnh nhân điều trị thiết bị sinh học thận không cần dùng thuốc ức chế miễn dịch, khác với những bệnh nhân được ghép thận. Hơn nữa, nó cũng không gây ra huyết khối, không giống như cấy ghép tim nhất định, do đó các thuốc làm loãng máu cũng không cần thiết.
Việc đặt thiết bị sinh học này vào cơ thể cũng có nguy cơ tương tự như phẫu thuật cấy ghép thận. Nguy cơ nhiễm trùng, phẫu thuật thất bại, chấn thương và sẹo.
Nghiên cứu này chắc chắn sẽ thú vị và sẽ có rất nhiều dự đoán vì nó có thể thay đổi cuộc sống của nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
Điều này sẽ được khẳng định khi nghiên cứu tiền lâm sàng được tiến hành, nhưng hiện tại, các nhà nghiên cứu ước tính rằng Tỷ lệ lọc cầu thận với thiết bị được cấy ghép khoảng 20 - 30 ml/phút.
Chi phí điều trị với thiết bị sinh học thận được ước tính tương tự như chi phí cấy ghép thận bình thường. Nghiên cứu này chắc chắn sẽ thú vị và có rất nhiều dự đoán vì nó có thể thay đổi cuộc sống của nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
* GFR (Glomerular Filtration Rate) là tỷ lệ lọc cầu thận, do đó, nó là một cách để đo lường hiệu quả của thận. Tỷ lệ lọc cầu thận của thận bình thường hơn 90ml/phút, trong khi bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thấp hơn 15ml/phút.
Nguồn:
Lược dịch: Bs.Nguyễn Hữu Tùng & cộng sự