Bài dịch từ Tạp chí JAMA 2021
SỨC KHỎE KỸ THUẬT SỐ VƯỢT QUA TRONG KỶ NGUYÊN COVID-19
“Hộ chiếu vắc xin”có hợp pháp và đạo đức không?
Đồng tác giả: - Lawrence O. Gostin, JD, Viện O'Neill về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu, Đại học Georgetown và Tiến sĩ Shaw
Xuất bản trực tuyến: ngày 7 tháng 4 năm 2021. JAMA 2021
Các nước có mức thu nhập cao có tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 tăng lên, chính phủ đang đề xuất triển khai các thẻ y tế kỹ thuật số (DHP) (digital health passes) (“hộ chiếu” hoặc “chứng chỉ” vắc xin). Israel sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh “thẻ xanh” cho phép các cá nhân đã tiêm chủng tiếp cận các địa điểm công cộng như: phòng tập thể dục, khách sạn, giải trí. Liên minh Châu Âu lập kế hoạch “Chứng chỉ Xanh Kỹ thuật số” cho phép đi lại tự do trong khối. New York – hãng công nghệ IBM đang thí điểm “Excelsior Pass”, xác nhận tình trạng tiêm chủng hoặc xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính thông qua việc chuyển dữ liệu bí mật tới các cơ sở kinh doanh để mở lại hoạt động. Quan điểm này xem xét những lợi ích của DHP, những thách thức khoa học và liệu chúng có hợp pháp và có đạo đức hay không.
Lợi ích của DHP
Thẻ sức khỏe kỹ thuật số mang lại lợi ích về sức khỏe và kinh tế cho đến khi đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, đảm bảo an toàn trong cuộc sống bình thường, DHP khuyến khích mọi người nên tiêm chủng. Các lĩnh vực kinh tế chính như thực phẩm, bán lẻ, giải trí và du lịch sẽ mở cửa trở lại thông qua DHP. Người tiêu dùng có khả năng tham gia lại các hoạt động giải trí và thương mại nếu họ tin rằng làm như vậy là an toàn. Thẻ y tế kỹ thuật số tạo thuận lợi hơn để nới lỏng các biện pháp phòng ngừa COVID-19 như kiểm dịch, đóng cửa doanh nghiệp và đơn đặt hàng lưu trú tại nhà.
Những thách thức về khoa học và kỹ thuật
Những thách thức khoa học và kỹ thuật đáng có sẽ gặp khi thực hiện sức khỏe kỹ thuật số, bao gồm như hiệu quả thay đổi theo loại vắc xin, hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây truyền, độ kéo dài của khả năng miễn dịch và sự xuất hiện các biến chủng biến khác. Hiện tại, hiệu quả tổng thể của 6 loại vắc xin SARS-CoV-2, mRNA-1273 (Moderna / NIAID), BNT162b2 (Pfizer-BioNTech), Ad26.COV2.S (Janssen / Johnson & Johnson), ChAdOx1 nCoV-19 (Đại học Oxford / AstraZeneca), Gam-COVID-Vac / Sputnik V (Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya) và BBIBP-CorV (Viện Sản phẩm Sinh học Sinopharm/ Bắc Kinh), được phép sử dụng ở một số quốc gia, dao động từ 65,5% đến 94,6 % trong việc ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng dựa trên dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đã được công bố. Mỗi loại vắc xin có hiệu quả khác nhau đối với các biến thể SARS-CoV-2 đang lưu hành và trong tương lai. Sự thay đổi đáng kể về hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng có thể ảnh hưởng đến tính hữu dụng của DHP. Nếu DHP chỉ giới hạn ở một số sản phẩm vắc xin nhất định, nó cũng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng dựa trên việc tiếp cận các loại vắc xin cụ thể.
Thời gian bảo vệ do vắc-xin SARS-CoV-2 mang lại là không chắc chắn. Chẳng hạn như từ đợt bùng phát SARS-CoV-1 năm 2002-2004, có khả năng bảo vệ hạn chế từ 1 đến 2 năm. Tái nhiễm SARS-CoV-2 đã xảy ra, mặc dù hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về khả năng miễn dịch do vắc-xin gây ra ngoài sự theo dõi hạn chế của những người tham gia thử nghiệm lâm sàng. Khả năng miễn dịch của vắc xin sẽ được hiểu rõ hơn từ các nhà nguyên cứu ở những người tham gia thực nghiệm lâm sàng. Thẻ sức khỏe kỹ thuật số nên có thời hạn sử dụng khi biết thời gian bảo vệ sau khi tiêm vắc-xin.
Về mặt khoa học vắc-xin không chắc chắn ngăn chặn việc xâm nhập và lây truyền SARS-CoV-2. Các bằng chứng mới cho thấy rằng vắc xin làm giảm đáng kể sự lây lan không triệu chứng. Các biện pháp can thiệp khác nên được tiếp tục cho đến khi đạt được miễn dịch cộng đồng
Thẻ y tế kỹ thuật số cũng liên quan đến các thách thức kỹ thuật, bao gồm xác thực tình trạng tiêm vắc xin. Không giống như hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, Mỹ không có hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia (IIS), một cơ sở dữ liệu kỹ thuật số dựa trên dân số, bảo mật, an toàn ghi lại tất cả các liều vắc xin. Chất lượng quản lý IIS giữa các quốc gia cũng thay đổi. Cơ sở tiêm chủng phải báo cáo việc quản lý tiêm vắc xin cho IIS trong vòng 72 giờ. Việc ngăn chặn tình trạng giả mạo vắc xin là rất quan trọng đối với tính toàn vẹn của DHP. Các trường học có hình thức chuẩn hóa có hệ thống để xác thực việc thực hiện chủng ngừa. Các công ty cũng đang phát triển các công nghệ để xác nhận tình trạng chủng ngừa một cách an toàn.
DHP có hợp pháp không?
Các chính phủ có quyền xác nhận và giám sát tình trạng tiêm chủng đồng thời yêu cầu bằng chứng về việc tiêm chủng để được hưởng một số đặc quyền. Luật pháp quốc tế đặt ra ít hạn chế đối với DHP. Các Quy định Y tế Quốc tế, được ký kết bởi 196 quốc gia, cho phép các quốc gia toàn quyền thực hiện các quyền hạn về y tế công cộng dựa trên bằng chứng. Điều 31 quy định cho phép các chính phủ yêu cầu “bằng chứng về việc tiêm chủng hoặc các biện pháp dự phòng khác”, trong khi Phụ lục 7 cho phép các giấy chứng nhận tiêm chủng bệnh sốt vàng đi du lịch quốc tế.
Tại Hoa Kỳ, các bang riêng lẻ nắm giữ quyền lực về sức khỏe cộng đồng. Các tiểu bang đủ điều kiện nhập học khi có bằng chứng đã tiêm chủng. Trong đại dịch COVID-19, các bang và địa phương cũng yêu cầu đeo khẩu trang và giãn cách xã hội ở một số địa điểm nhất định. Tương tự, họ có thể ủy quyền hoặc yêu cầu DHP, xác thực trạng thái tiêm chủng thông qua các nền tảng kỹ thuật số công cộng hoặc tư nhân.
Tổng thống có quyền lực rộng rãi trong việc yêu cầu tiêm phòng khi vào sân bay, các tòa nhà liên bang… giống như Tổng thống Biden đã đeo khẩu trang. Tuy nhiên, một hệ thống DHP liên bang có thể phải được đồng ý của quốc hội dựa vào sự cần thiết rõ ràng việc ngăn chặn sự lây lan bệnh truyễn nhiễm giữa các tiểu bang. Quốc hội cũng có thể phân bổ tài trợ cho các DHP của tiểu bang, thậm chí điều chỉnh thêm chi tiêu cứu trợ COVID-19 để tiểu bang áp dụng DHP.
Chính phủ phải điều chỉnh các ràng buộc về hiến pháp và nhân quyền với DHP. Mặc dù Tòa án tối cao cho phép các cơ quan y tế công cộng toàn quyền quyết định, nhưng tù chính án thứ nhất của Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do hơn, bao gồm tôn giáo, ngôn luận và hội họp. Tòa án đã bãi bỏ các hạn chế tụ tập công khai của COVID-19 được áp dụng cho các ngôi nhà thờ cúng. Tòa án có thể sẽ buộc các DHP do chính phủ điều hành phải chịu sự giám sát cấp cao nếu họ ngăn cản các cá nhân chưa được tiêm chủng tham gia các buổi lễ tôn giáo hoặc vi phạm các quyền được bảo vệ theo hiến pháp khác.
Khu vực tư nhân đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo nhân viên và khách hàng được tiêm chủng vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quay trở lại các hoạt động xã hội và thương mại. Các doanh nghiệp có thể dựa vào các DHP do chính phủ điều hành hoặc sở hữu độc quyền. Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC) đã ban hành hướng dẫn về việc tiêm chủng SARS-CoV-2, áp dụng cho bất kỳ loại vắc xin nào “được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt hoặc cho phép”, đề xuất rằng chủ lao động có thể yêu cầu tiêm chủng ngay cả khi có Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp.
EEOC cho phép người sử dụng lao động yêu cầu tiêm vắc xin SARS-CoV-2 để trở lại nơi làm việc, do đó đảm bảo nhân viên “không gây ra mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe hoặc an toàn”. Người sử dụng lao động cũng có thể sử dụng DHP để làm bằng chứng cho việc tiêm chủng. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên “cung cấp bằng chứng họ đã được chủng ngừa COVID-19”. Hơn nữa, việc yêu cầu bằng chứng về việc tiêm chủng không vi phạm Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật hoặc Đạo luật Không phân biệt đối xử về Thông tin Di truyền. Tuy nhiên, người sử dụng lao động nên cảnh báo nhân viên "không cung cấp bất kỳ thông tin y tế nào như một phần của bằng chứng."
Thẻ sức khỏe kỹ thuật số cũng sẽ không vi phạm luật bảo mật, bao gồm cả Đạo luật về trách nhiệm giải trình và di chuyển của bảo hiểm y tế (HIPAA). Thẻ y tế kỹ thuật số thực sự có thể có lợi vì chúng cung cấp bằng chứng về việc tiêm chủng mà không chia sẻ bất kỳ thông tin y tế nào khác.
Mặc dù người sử dụng lao động có thể yêu cầu bằng chứng về việc tiêm chủng, nhưng họ phải tuân theo luật nhân quyền. Do đó, người sử dụng lao động, bất cứ khi nào có thể, nên cung cấp cho người khuyết tật "chỗ ở hợp lý", chẳng hạn như thông qua công việc từ xa. Tương tự như vậy, người sử dụng lao động nên cung cấp các điều khoản hợp lý cho những cá nhân có “tín ngưỡng, thực hành hoặc tuân thủ tôn giáo chân thành.” Một số bang đang xem xét việc cấm sử dụng DHP trong khu vực tư nhân, nhưng các tòa án có thể quyết định xem họ có thẩm quyền hợp pháp để làm như vậy hay không.
Đạo đức và Công bằng
Chừng nào nguồn cung còn khan hiếm, DHP sẽ không áp dụng với những cá nhân không thể tiếp cận vắc-xin một cách không công bằng. Tuy nhiên, một khi tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với vắc-xin, sẽ có một lý do đạo đức mạnh mẽ cho các DHP được áp dụng để tạo ra môi trường an toàn hơn khi làm việc, mua sắm và đi du lịch, vì chúng đại diện cho giải pháp thay thế các biện pháp hạn chế công cộng hiện tại. Những cá nhân chưa được tiêm phòng không có quyền tạo ra rủi ro cho người khác, cản trở các hoạt động bình thường. Do đó, thẻ y tế kỹ thuật số phải được cung cấp đầy đủ và bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội, kể cả những người thiệt thòi nhất. Những người không thể chủng ngừa vì lý do sức khỏe cũng được loại trừ khỏi các đặc quyền của DHP. Cũng nên xem xét việc miễn trừ cho các tôn giao chân chính phản đối DHP.
Sức đề kháng của mỗi chủng tộc có sự khác nhau. Những người da đen và gốc Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ có mức hấp thụ vắc-xin SARS-CoV-2 thấp hơn đáng kể so với dân số nói chung. Lịch sử xã hội làm cho các nhóm người thiểu số mất lòng tin đối với hệ thống y tế, không nên loại họ khỏi các cơ hội kinh tế và xã hội. Các chính phủ nên tài trợ cho hoạt động tiếp cận dựa vào cộng đồng để khuyến khích việc sử dụng vắc xin.
Các chính phủ hoặc hãng hàng không có thể sớm đưa ra “hộ chiếu vắc xin” để tạo thuận lợi cho việc đi lại quốc tế. Tuy nhiên, việc yêu cầu bằng chứng về việc chủng ngừa như một điều kiện đi lại sẽ gây gánh nặng không công bằng cho hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những quốc gia có thể thiếu vắc-xin để tiêm chủng đầy đủ cho toàn dân của họ trong vài năm. Khoảng 70 quốc gia thậm chí chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, bao gồm hầu hết các quốc gia châu Phi cận Sahara. COVAX, cơ sở vắc-xin toàn cầu, đặt mục tiêu chỉ tiêm vắc-xin cho 20% dân số có thu nhập thấp vào năm 2022. Cộng thêm sự không công bằng, các quốc gia có thu nhập cao đã góp phần gây ra sự khan hiếm nguồn cung bằng cách ký các thỏa thuận mua trước với các công ty vắc-xin. Các quốc gia có thu nhập cao có thể giúp cải thiện sự bất bình đẳng thông qua tài trợ và tặng liều vắc xin cho COVAX trong khi xây dựng năng lực sản xuất ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Thẻ sức khỏe kỹ thuật số có thể trở thành một phương tiện quan trọng để mở cửa nhanh chóng với thương mại, giải trí và du lịch. Để đảm bảo thành công của chúng, DHP phải có cơ sở khoa học và là giải pháp thay thế ít hạn chế nhất. Trên hết, DHP phải được quản lý một cách công bằng, đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội công bằng để trở lại cuộc sống bình thường.
Lược dịch: Bác sỹ Võ Văn Thu
CEO Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng