các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín nhất hiện nay - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín nhất hiện nay
các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín nhất hiện nay
Tuyển sinh Đại học 2024
Kết nối với chúng tôi qua Zalo:

Liên hệ tuyển sinh

Gửi email cho chúng tôi:
Gọi hoặc Zalo cho chúng tôi:
Gửi hồ sơ về:
09 Nguyễn Gia Thiều, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, Quảng Nam
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về đăng ký, học bổng, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và trải nghiệm đa dạng trong các hoạt động của chúng tôi.

TS.BS Phạm Hùng Vân chia sẻ thêm về các thông tin khoa học về coronavirus gây dịch viêm phổi Covid -19

Hôm nay tôi xin gửi thêm đến các bạn bè FB về các thông tin khoa học về coronavirus gây dịch viêm phổi mới được đặt tên là CoVID-19

Trước đây coronavirus có gây bệnh cho người không?

Coronavirus là một loài virus chủ yếu gây bệnh cho động vật hoang dã, kể cả động vật nuôi như heo. Tuy nhiên từ năm 1962 người ta phát hiện được các dòng coronavirus gây cảm lạnh thông thường (common cold) trên người và coronavirus này vẫn thỉnh thoảng được phát hiện từ các bệnh nhân. Đến năm 2003 thì lại xuất hiện một dòng coronavirus gây bệnh viêm phổi cấp nặng trên người mà chúng ta gọi là SARS (Severe Acute Respiratory Sydrome) mà ở người già trên 65 tuổi thì tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tác nhân gây bệnh SARS đã được xác định là một dòng coronavirus có nguồn gốc từ cầy hương và dịch khởi phát từ Quảng Đông, Trung Quốc. Rất may mắn và cũng nhờ nỗ lực của ngành y tế trên thế giới mà bệnh này bị chặn lại và biến mất vào tháng 7 năm 2003 sau khi đã gây bệnh cho 8422 với 916 chết (tử vong 11%). Rồi vào tháng 9 năm 2012, một loại nhiễm trùng hô hấp nặng nữa được phát hiện và tác nhân này cũng được xác nhận là coronavirus nhưng lại có nguồn gốc từ lạc đà. Tính đến tháng 12/2019, toàn thế giới đã có 2468 trường hợp viêm phổi Trung Đông với 851 tử vong (tỷ lệ khá cao 34.5%). Bệnh này chưa biết đã biến mất chưa nên y học vẫn còn cảnh giác cho sự trở lại.
Từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc (TQ) lại bùng phát một dịch viêm phổi cấp mà không lâu sau đó các nhà khoa học đã xác định nguyên nhân cũng là một dòng coronavirus mới mà ngày nay được đặt tên là CoVID-19 (CoVI là coronavirus, D là bệnh, và 19 là 2019) có nguồn gốc từ dơi. Cho đến ngày 16/2/2020, theo dữ liệu công bố của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì bệnh đã lan ra khắp TQ với tổng số người mắc đã xác định được là 51.174 (tử vong là 1666). Không chỉ vậy bệnh cũng lan ra 25 quốc gia với 683 người mắc bệnh (có 3 chết). Riêng tại Việt Nam thì cho đến nay đã xác định được 16 người mắc và không có trường hợp tử vong. Xét về tỷ lệ tử vong thì nhìn chung là khoảng 2%, tuy nhiên chủ yếu là trong nhóm tuổi già và có bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch, hô hấp và tử vong không phải trực tiếp do virus mà do bệnh nền trở nên tiến triển trầm trọng hơn.

Diễn tiến hiện nay của bệnh viêm phổi do CoVID-19

Báo chí thường chỉ đưa tin về con số cắt ngang số người mắc bệnh và tử vong do CoVID-19; Nên nhiều người, đặc biệt là những người không phải chuyên môn thấy khá hoang mang. Ví dụ nếu đọc thông tin trên báo là “CoVID-19 cho đến nay đã gây bệnh cho 51.857 người và gây chết cho 1669 người” thì nhiều người sẽ có cảm giác bất an vì thấy số người mắc cũng như bị chết do CoVID-19 ngày càng nhiều. Tuy nhiên nếu xem biểu đồ diễn tiến của bệnh gây ra do CoVID-19 (biểu đồ 1, vẽ từ các số luệu chính thức từ WHO, tuy nhiên cũng chỉ mang tính tham khảo) thì sẽ thấy bệnh có vẽ đang lui dần với số người mắc mới ngày càng giảm. Như thế là các biện pháp đối phó dịch của y tế thế giới đang phát huy hiệu quả và chúng ta hoàn toàn tin tưởng được là bệnh viêm phổi do CoVID-19 đang lui.

Cơ chế lây bệnh của 2019-nCoV và cách phòng tránh

Vì sao CoVID-19 từ dơi lây sang người là vẫn còn bí ẩn mà các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa giải thích được. Cũng có thể do một ai đó ăn phải dơi bị nhiễm CoVID-19 rồi bị lây virus sang, cũng có thể lây qua một vật chủ trung gian nào đó. Sau khi mắc bệnh, virus sẽ lây từ người sang người qua qua các giọt bắn từ người bệnh ho hay hắc hơi bắn ra ngoài rồi trực tiếp vào người khác qua đường mũi hay miệng. Lý do tại sao CoVID-19 chỉ hiện diện trong các giọt bắn lớn hay vừa khi người bệnh ho hay hắc hơi, đó là vì cũng như coronavirus gây SARS hay các coronavirus khác, CoVID-19 có kích thước khá lớn lên đến 165nm nên chỉ có thể nằm trên các giọt bắn to và vừa chứ không thể trong các giọt bắn nhỏ để bay xa trong không khí như virus cúm (kích thước 65nm). Chính vì vậy chúng ta có thể ngừa được cách lây nhiễm này bằng một khẩu trang che mũi và miệng là đủ. Khẩu trang nào cũng được, y tế cũng được, N95 hay 3M cũng được, khẩu trang vải nhiều lớp cũng được, thậm chí khẩu trang giấy nhiều lớp tự làm cũng được. Cái chính là ngăn giọt bắn của người đối diện hay đi trước ho, nhảy mũi, khạc nhổ bám vào. Tại sao khẩu trang nào cũng được, đó là vì chúng ta chỉ cần khẩu trang giúp ngăn giọt bắn từ người bệnh bắn vào mũi hay miệng chứ không phải ngăn được virus vì chưa có một khẩu trang nào kể cả khẩu trang y tế là ngăn được virus. Thế thì giọt bắn bám vào bên ngoài khẩu trang có làm cho virus bò vào bên trong nếu là khẩu trang thấm được nước không? Lại càng không thể vì virus đâu có biết bò, kể cả vi khuẩn cho dù có di động cũng không thể bò vào được mà giọt bắn sẽ khô đi và sẽ theo khẩu trang vào thùng rác rồi bị xử lý thôi. Ngược lại nếu dùng khẩu trang mắc tiền hay giá thành bị đẩy lên cao do khan hiếm thì người dùng thường có xu hướng dùng lại và như vậy càng tăng nguy cơ nhiễm bệnh do virus bám mặt ngoài lại có cơ hội nhiễm vào mũi miệng người dùng. Ngoài ra, đeo khẩu trang còn có một ý nghĩa rất quan trọng nhân văn vì người hơn, đó là tránh cho chúng ta nếu chẳng may mắc bệnh rồi bị ho, hắt hơi, nhảy mũi sẽ tránh làm văng giọt bắn vào người khác. Hiện nay chúng ta đeo khẩu trang với thói quen là chống bụi chứ không phải chống dịch. Nếu đeo khẩu trang chống dịch thì khẩu trang đó không được dùng lại, và trong khi đeo cũng như khi tháo khẩu trang chúng ta không được cho tay mình chạm mặt trước của khẩu trang. Nếu thực hiện đúng như vậy thì mỗi ngày chúng ta phải dùng ít nhất 3 khẩu trang, và với sự khan hiếm khẩu trang như hiện nay thì làm sao chúng ta có đủ khẩu trang để dùng. Chính vì vậy, chúng tôi cho là nếu thật sự có dịch đang xãy ra thì chúng ta nên hạn chế ra ngoài hay đến nơi công cộng. Nếu phải ra ngoài thì phải dùng khẩu trang cho đúng.
Ngoài khẩu trang thì một giải pháp rất quan trọng ngừa lây lan đó là phải rửa tay thường xuyên vì tay là một nguồn lây quan trọng nhất làm lây lan dịch bệnh. Tay bị nhiễm do ho hay hắc hơi bụm niệng sẽ lây vào các vật liệu mà người bệnh cầm nắm như nắm cửa, như tay cầu thang, như nút bấm thang máy, bắt tay thân thiết, ly chén đủa dùng hàng ngày trong nhà, bệnh viện hay nhà hàng/khách sạn…và từ đó lại lây cho người khác vì họ sẽ chạm tay vào các nơi này…rồi vô tình đưa lên miệng qua bụm miệng, qua ăn uống…Chính vì vậy mà biện pháp rửa tay thường xuyên sau khi đi ra bên ngoài đến các nơi công cộng, bệnh viện, khách sạn, quán ăn…là rất cần thiết để tránh lây nhiễm mà chúng ta phải để ý và thực hiện triệt để khi có dịch xãy ra. Coronavirus rất dễ bị giết chết bởi cồn 70%, cồn pha thêm isopropanol, hay thêm chlorhexidine đều giết được coronavirus. Không nhất thiết phải tìm mua dung dịch rửa tay sát trùng được quảng cáo rùm beng trên mạng mà chi cho tốn kém nếu không đủ điều kiện.

Cơ chế gây viêm phổi của CoVID-19 và dấu chứng lâm sàng để nhận diện

Tác nhân 2019-nCoV xâm nhập vào tế bào niêm mạc đường hô hấp nhờ các cấu trúc gai của chúng bám lên các thụ thể trên bề mặt của tế bào niêm mạc rồi xâm nhập vào tế bào, phóng thích RNA của chúng để tổng hợp các thành phần của virus rồi thành các virus hoàn chỉnh. Chính vì vậy virus đã làm tổn thương các tế bào niêm mạc hô hấp gây để ra bệnh lý trong đó chủ yếu là viêm phổi. Chưa có ghi nhận cơ chế gây bệnh kiểu SARS tức là có sự tàn phá nhu mô phổi do cơn bão các cytokine từ sự đáp ứng miễn dịch thái quá của cơ thể. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt trên các bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền về hô hấp, tim mạch, hay biến dưỡng. Đa số các trường hợp khỏi bệnh sau 7 đến 14 ngày điều trị tại bệnh viện. Khỏi bệnh tức là bệnh nhân đã có kháng thể và không còn sự hiện diện của virus trong đường hô hấp nữa qua kết quả xét nghiệm real-time PCR thực hiện 2 ngày liên tiếp.
Dấu chứng lâm sàng thông thường nhất của viêm phổi do CoVID-19 gây ra là ho (thường là ho rất nhiều), sốt, đau nhức, có thể có tiêu chảy, những trường hợp nặng hơn có thể là khó thở và đau ngực. Tuy nhiên các dấu chứng này cũng có thể xuất hiện trên các bệnh viêm phổi gây ra do các tác nhân virus khác hay thậm chí các tác nhân vi khuẩn. Chính vì vậy nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để xác định một người bị viêm phổi do CoVID-19 là không được. Viêm phổi chỉ có thể xác định là do CoVID-19 một khi kết quả xét nghiệm các mẫu quệt họng, hay quệt mũi sau, hay đàm hay máu trong giai đoạn cấp tìm thấy được CoVID-19 bằng xét nghiệm real-time PCR tiêu chuẩn.

Nguyên tắc điều trị viêm phổi do CoVID-19

Thật ra thì hiện nay chưa có một thuốc điều trị kháng virus đặc hiệu nào dành cho CoVID-19. Cũng đang có nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng dùng Remdesivir, một đồng dạng của nucleotide với cơ chế làm cho virus không thể tổng hợp được RNA của chúng. Chloroquine cũng được chú ý do cơ chế ngăn virus dịch mã RNA để tổng hợp các protein của chúng. Tuy nhiên tất cả chỉ còn trong vòng nghiên cứu và chưa được FDA chấp thuận.
Như vậy thì điều trị viêm phổi do CoVID-19 gây ra chỉ dựa trên nguyên tắc: (1) Điều trị hổ trợ cho bệnh nhân như thở oxy nếu khó thở, bù đắp điện giải nếu có rối loạn, bổ sung dinh dưỡng nếu cần thiết…(2) Theo dõi phát hiện bội nhiễm vi khuẩn để điều trị kháng sinh kịp thời. Trong đa số các trường hợp thì chỉ cần hai giải pháp trên là đủ.

Chẩn đoán phát hiện viêm phổi do CoVID-19

Để xác định được tác nhân CoVID-19 thì phải thực hiện thử nghiệm real-time PCR tiêu chuẩn và thử nghiệm này đã được CDC cũng như WHO cung cấp các hướng dẫn chi tiết trên website. Một điểm rất thuận lợi cho việc sử dụng real-time PCR trong phát hiện CoVID-19 là bộ gen của CoVID-19 là rất bền vững và không khác biệt nhau giữa các người bệnh khác nhau cũng như địa phương khác nhau. Chính vì vậy mà các phòng thí nghiệm có thể thực hiện xét nghiệm này dựa theo các trình tự mồi và đoạn dò mà CDC hay WHO cung cấp chứ không cần phải thiết kế lại cho phù hợp với nguồn bệnh. Về mặt nguyên tắc thì các phòng thí nghiệm có phương tiện real-time PCR, có được các nguyên vật liệu cần thiết theo hướng dẫn của CDC hay WHO, có an toàn sinh học cấp 2, và có danh mục xét nghiệm phát hiện được tác nhân virus, vi khuẩn hay vi nấm là có thể thực hiện được xét nghiệm này. Tuy nhiên do hiện nay viêm phổi do CoVID-19 gây ra đang bị xếp vào tác nhân có nguy cơ gây dịch mới nổi nên chỉ có 3 nơi là Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, Viện Pasteur TP. HCM, và Viện Pasteur Nha Trang là được quyền công bố kết quả [+]. Chính vì vậy các phòng thí nghiệm khác cho dù có đủ khả năng vẫn phải chờ sự chấp thuận của nhà nước mới được triển khai xét nghiệm.
Hiện nay, nhu cầu xét nghiệm CoVID-19 là khá nhiều. Tuy nhiên để giúp các phòng thí nghiệm do nhà nước chỉ định làm xét nghiệm CoVID-19 không bị quá tải thì các bác sĩ chỉ nên cho chỉ định xét nghiệm CoVID-19 đối với các bệnh nhân có triệu chứng viêm phổi và có yếu tố dịch tễ như đã từng du lịch hay đến địa phương bị dịch, hay tiếp xúc bệnh nhân bị bệnh, hay đi máy bay ngồi trong khoảng 2 ghế xung quanh người bệnh. Ngoài ra chỉ định xét nghiệm cũng có thể cho trên các bệnh nhân viêm phổi nhưng không thể loại trừ yếu tố dịch tễ. Tuy nhiên theo qui định hiện nay thì phòng khám cũng không thể cho chỉ định xét nghiệm mà phải chuyển bệnh nhân nghi ngờ đến các trung tâm khám bệnh chuyên biệt cho CoVID-19 do nhà nước chỉ định chứ không được lấy trực tiếp bệnh phẩm để gửi đi xét nghiệm.

Khuynh hướng tiến triển của bệnh viêm phổi do CoVID-19?

Các nhà khoa học cho là có thể có 3 khuynh hướng: (1) Bệnh sẽ lui nhưng sẽ biến thành nội dịch như cúm mùa do H1N1 hiện nay; (2) Bệnh sẽ bùng phát thành đại dịch trên toàn thế giới như đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 với số người mắc bệnh và tử vong cao; (3) Hoặc sau đỉnh dịch thì bệnh sẽ lui dần và biến mất như bệnh SARS năm 2003.

Với quan điểm của nhà vi sinh lâm sàng, sau khi phân tích về tính chất virus học cũng như phân tích về cơ chế lan truyền cũng như cơ chế sinh bệnh của CoVID-19, tôi cho là bệnh sẽ diễn tiến theo xu hướng giống như SARS, nghĩa là sau đỉnh dịch thì bệnh sẽ lui dần và sẽ biến mất hẵn, chậm nhất là đến tháng 7 năm 2020 này, cũng có thể sớm hơn một vài tháng. Có những lý do cho nhận định này:
1. Cũng giống như coronavirus gây SARS, CoVID-19 có vật chủ thường xuyên là động vật hoang dã và chỉ gây bệnh cho người một cách tình cờ. Chính vì vậy nếu chúng ta chặn đứng được dịch không cho lây lan ở người nữa thì bệnh sẽ biến mất chứ không thể thành nội dịch được. Điều này đã được chứng minh qua dịch SARS, sau đỉnh dịch vào tháng 3 và tháng 4 thì dịch lui dần cho đến tháng 7/2003 là dứt hẵn
2. Sẽ không có nội dịch vì đã khỏi bệnh là bệnh nhân đã có miễn dịch bảo vệ chứ không còn mang virus trong đường hô hấp nữa. Ngoài ra, với biện pháp cách ly nguồn lây (điều trị cách ly người bệnh cho đến khi khỏi bệnh và xét nghiệm 2 ngày liên tiếp cho kết quả âm tính, cách ly người có nguy cơ trong vòng 14 ngày) thì chắc chắn sẽ không có dịch lây ra cộng đồng và như vậy sẽ giảm nguy cơ virus tìm được người mang lâu dài cũng như lây lan lâu dài trong cộng đồng.
3. Khi qua mùa xuân thì nhiệt độ tại TQ sẽ nóng dần, chính vì vậy mà tác nhân CoVID-19 sẽ không còn hiện diện trong môi trường bên ngoài nữa do vậy mà sự lây lan người sang người sẽ không còn. Và cũng trên cơ sở lý luận như vậy, tôi cho là CoVID-19 sẽ không thể lây lan mạnh tại các quốc gia nhiệt đới mà sẽ giảm dần sự lây lan.

Về câu hỏi liệu SARS có quay lại không, và nếu CoVID-19 biến mất thì liệu viêm phổi do CoVID-19 gây ra có quay trở lại được không? Theo tôi là hoàn toàn có thể, nhưng không phải do tác nhân giấu mình trong ký chủ là con người mà lại một lần nữa do con người mắc bệnh tình cờ vì những sở thích ăn thịt động vật hoang dã thôi. Tuy nhiên sự trở lại sẽ khó hơn vì quần thể, đặc biệt là quần thể nguy cơ, đã có miễn dịch đặc hiệu trước đó.

11111_1

Nguồn: facebook TS.BS Phạm Hùng Vân